icon-category
arrow-back-icon
logo
Tin Tức
thumbnail
avatar
Ngày đăng 10/08/2024

Mất căn cước, sim điện thoại đăng ký bị hủy, làm lại được không?

Bạn có thể sử dụng các phương án sau khi xin cấp lại căn cước công dân trong trường hợp không còn số điện thoại đăng ký VNEID: + Phương án 1: Đổi sang số điện thoại khác. Số này bạn có thể mua bằng hình thức sim khuyến mãi không cần đăng ký hoặc một số điện thoại có sẵn khác của bạn, hoặc một số điện thoại của người thân, bạn bè mà chưa dùng để đăng ký định danh điện tử hoặc bạn xuất trình căn cước công dân trên app VNEID tại cửa hàng viễn thông để đăng ký mua sim chính chủ. Sau khi có số điện thoại khác, bạn làm thủ tục thay đổi số điện thoại đã đăng ký định danh trước đó, bằng các phương thức sau đây: Một là, liên hệ công an xã/phường nơi bạn cư trú để xin đổi số điện thoại. Hai là, bạn liên hệ qua số điện thoại tổng đài VNEID: 19000368. + Phương án 2: Thay số điện thoại cũ bằng email. Việc đăng ký định danh điện tử còn có thể được xác nhận thông qua địa chỉ thư điện tử (email), do đó bạn hoàn toàn có thể đến công an xã/phường nơi bạn cư trú để xin thay đổi số điện thoại bằng email để nhận mã OTP (điểm b, khoản 1, điều 14 nghị định 59/2022/NĐ-CP ngày 5-9-2022 quy định về định danh và xác thực điện tử:

Mất căn cước, sim điện thoại đăng ký bị hủy, làm lại được không?

Tôi bị mất căn cước công dân, số điện thoại sử dụng để định danh lên mức 2 bị hủy. Tôi có thể làm lại căn cước mà không có số điện thoại được không?

Nếu mua sim mới thì phải có căn cước, mà khi làm lại căn cước thì vào web và gửi OTP về điện thoại cũ, tôi phải làm sao?

Một bạn đọc hỏi.

- Luật sư Đặng Hoài Vũ (Đoàn luật sư TP.HCM) trả lời:

Bạn có thể sử dụng các phương án sau khi xin cấp lại căn cước công dân trong trường hợp không còn số điện thoại đăng ký VNEID:

+ Phương án 1: Đổi sang số điện thoại khác. Số này bạn có thể mua bằng hình thức sim khuyến mãi không cần đăng ký hoặc một số điện thoại có sẵn khác của bạn, hoặc một số điện thoại của người thân, bạn bè mà chưa dùng để đăng ký định danh điện tử hoặc bạn xuất trình căn cước công dân trên app VNEID tại cửa hàng viễn thông để đăng ký mua sim chính chủ.

Sau khi có số điện thoại khác, bạn làm thủ tục thay đổi số điện thoại đã đăng ký định danh trước đó, bằng các phương thức sau đây:

Một là, liên hệ công an xã/phường nơi bạn cư trú để xin đổi số điện thoại.

Hai là, bạn liên hệ qua số điện thoại tổng đài VNEID: 19000368.

+ Phương án 2: Thay số điện thoại cũ bằng email. Việc đăng ký định danh điện tử còn có thể được xác nhận thông qua địa chỉ thư điện tử (email), do đó bạn hoàn toàn có thể đến công an xã/phường nơi bạn cư trú để xin thay đổi số điện thoại bằng email để nhận mã OTP (điểm b, khoản 1, điều 14 nghị định 59/2022/NĐ-CP ngày 5-9-2022 quy định về định danh và xác thực điện tử:

Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam:

1. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNeID đối với công dân đã có thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử.

a) Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNeID.

b) Công dân sử dụng ứng dụng VNeID để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNeID. Thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNeID.

Như vậy, sau khi đã chuyển thành công số điện thoại trên VNeID, bạn hoàn toàn có thể đến công an cấp quận/huyện/thị xã để làm thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân.

+ Về điều kiện cấp lại căn cước công dân: bao gồm trường hợp "Bị mất thẻ căn cước công dân", theo quy định tại điểm a, khoản 2, điều 23 Luật Căn cước công dân.

+ Về trình tự cấp lại thẻ: theo quy định tại điều 11 thông tư số 59/2021/TT-BCA ngày 15-5-2021 quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân và nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31-12-2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29-32021 và hướng dẫn tại thông tư số 60/2021/TT-BCA ngày 15-5-2021 quy định trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.

1. Công dân đến cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ căn cước công dân.

2. Cán bộ công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.

3. Thu lại chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân, đổi thẻ căn cước công dân.

4. Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).

5. Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.

6. Trả thẻ căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.

Về thời hạn cấp lại thẻ căn cước công dân: không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, trừ trường hợp tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc.

                                                                                                                                                                                                   Báo Tuổi Trẻ Online